TINH DẦU HANA https://tinhdauhana.com Wed, 24 Aug 2022 02:09:52 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.4.3 https://tinhdauhana.com/wp-content/uploads/2024/03/cropped-Logo-Hana-transparent-BG_greyscale-32x32.png TINH DẦU HANA https://tinhdauhana.com 32 32 194777578 5 loại tinh dầu hữu ích cho ngày giao mùa https://tinhdauhana.com/5-loai-tinh-dau-huu-ich-cho-ngay-giao-mua/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=5-loai-tinh-dau-huu-ich-cho-ngay-giao-mua Wed, 24 Aug 2022 02:09:51 +0000 https://tinhdauhana.com/?p=1107 Thời tiết thay đổi, ẩm ương làm mọi thứ trở nên khó chịu vô cùng. Hana thường dùng tinh dầu để làm dịu lại tinh thần và không gian trong những ngày này. Bạn thử xem sao nhé!

☘ Tinh dầu sả chanh: gần đây, dịch cúm A và sốt xuất huyết bùng lên khắp nơi. Khuếch tán tinh dầu sả chanh bằng đèn xông hoặc que khuếch tán giúp không gian luôn tươi mới, thoáng đãng, xua đuổi muỗi và côn trùng.

☘ Tinh dầu bạc hà: giúp tinh thần sảng khoái và thư thái khi thời tiết quá đỗi khó chịu. Bạn có thể treo một chai tinh dầu bạc hà nguyên chất ở góc làm việc, thỉnh thoảng nghiêng chai để dầu thấm vào nắp và dây, mùi hương thoang thoảng của bạc hà sẽ làm chúng mình phấn chấn hơn đấy!

☘ Tinh dầu oải hương: có thể mix cùng một chút phong lữ và cam ngọt giúp bạn có giấc ngủ ngon hơn sau một ngày mệt mỏi vì công việc, áp lực cuộc sống và thời tiết thay đổi liên tục nữa nè.

☘ Tinh dầu chanh: có những ngày không khí âm ẩm khiến người mình cứ dính dính, không khí trong nhà cũng ngột ngạt và khó chịu. Bạn thử khuếch tán tinh dầu chanh trong phòng để làm dịu không gian nha. Ngoài ra, bạn cũng có thể mix chai xịt phòng nữa đấy, chỉ cần 95ml nước cất và 5ml tinh dầu, bạn có thể xịt vào gối, quần áo và không khí nha.

☘ Tinh dầu cam ngọt: giống như các dòng tinh dầu cam chanh khác, tinh dầu cam ngọt mang hương thơm tươi mới và mát mẻ. Với cam ngọt, khi hít thật sâu bạn có thể cảm nhận được một chút ngọt ngào nữa đấy.

Cả 5 loại tinh dầu đều đang có sẵn trên kệ của Hana nha bạn.

Chúc các bạn những ngày chuyển mùa vui, khỏe.

Yêu thương,

Hana

#tinh_dầu #sả_chanh #đuổi_muỗi #xịt_phòng #oải_hương

Ảnh: Toby & Rosie

]]>
1107
Dùng tinh dầu giảm chứng buồn nôn cho bà bầu https://tinhdauhana.com/dung-tinh-dau-giam-chung-buon-non-cho-ba-bau/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=dung-tinh-dau-giam-chung-buon-non-cho-ba-bau Wed, 13 Apr 2016 14:20:17 +0000 http://webtinhdau.com/?p=371 Ba tháng đầu thường là thời gian khó khăn và mệt mỏi nhất đối với các bà bầu, đặc biệt là những người có triệu chứng ốm nghén, gây cảm giác buồn nôn. Bên cạnh việc uống nước, trà gừng, dán miếng chống say tàu xe, các bà bầu CÓ THỂ SỬ DỤNG TINH DẦU như một cách an toàn để giảm chứng buồn nôn.

Với chứng buồn nôn nặng, cùng với tâm lý lo lắng sẽ khiến cho các bà bầu mệt mỏi hơn. Theo ý kiến của các chuyên gia, cảm giác buồn nôn không có cách nào trị dứt điểm cho đến hết tuần 12 của thai kỳ, trong khi có những người phải chịu đựng trong suốt thời gian mang thai. Tuy nhiên, với tinh dầu, bà bầu có thể phần nào hạn chế được tình trạng này. Các bạn hãy tham khảo nhé!

1. Tinh dầu chanh

Trong tinh dầu chanh có chứa vitamin C và cảm giác tươi mát, mới mẻ. Các bạn có thể đổ tinh dầu chanh vào một chiếc khăn tay. Sau đó ghé sát mũi vào vị trí có tinh dầu và hít sâu một vài hơi, bạn sẽ thấy cảm giác buồn nôn và khó chịu dần tan biến.

Nhỏ vài giọt tinh dầu chanh vào cốc nước ấm để uống có thể vừa làm tăng mùi vị vừa có thể giúp các bà bầu không xuất hiện cảm giác buồn nôn nữa.

2. Tinh dầu bạc hà

Tiinh dầu bạc hà có tác dụng giúp tâm trí tăng cường sự tập trung, phấn khích, giảm triệu chứng buồn nôn và ốm nghén bằng những tác dụng qua đường hô hấp làm dịu dạ dày.

Bạn hãy lấy 1 cốc nước ấm và nhỏ vài giọt tinh dầu bạc hà nguyên chất (không dùng loại tinh dầu đốt hoặc pha tạp chất) và nhấm nháp cho đến khi cảm giác buồn nôn qua đi.

Hoặc bạn có thể mang chai tinh dầu bạc hà 10ml theo bên mình để bất cứ khi nào khó chịu, buồn nôn đều có thể hít trực tiếp. Tuy nhiên, khi hít trực tiếp bạn cần tránh sự tiếp xúc của mũi với tinh dầu vì có thể gây cảm giác bỏng rát do tinh dầu rất đậm đặc.

3. Tinh dầu oải hương

Bản thân tinh dầu oải hương có tác dụng an thần, giúp mọi người cảm thấy dễ chịu và ngủ ngon hơn. Tinh dầu oải hương cũng đặc biệt cho tác dụng trong việc giảm triệu chứng buồn nôn cho các bà bầu, đặc biệt là vào buổi sáng.

Bạn hãy chấm vài giọt tinh dầu nguyên chất vào góc gối, để có thể ngủ ngon, cũng như có tinh thần sảng khoái vào buổi sáng hôm sau, ngăn ngừa cảm giác buồn nôn.

4. Tinh dầu bưởi

Tinh dầu bưởi có mùi rất nhẹ, mang lại cảm giác thư thái và mát mẻ. Khi có cảm giác buồn nôn, bạn hãy pha loãng 1 chút tinh dầu bưởi rồi xoa lên trán, hoặc hít trực tiếp từ chai đựng.

Hiện nay, có rất nhiều loại tinh dầu trên thị trường. Khi mang thai, hệ hô hấp của bà bầu mẫn cảm hơn với các loại mùi hương. Vì vậy bạn hãy chú ý mua đúng loại tinh dầu nguyên chất, để nâng cao hiệu quả sử dụng cho bà bầu nhé!

Chúc các bạn một thai kỳ khỏe mạnh và thư thái!

WebTinhDau.com

]]>
371
5 loại tinh dầu đa năng có thể sử dụng trong gia đình https://tinhdauhana.com/5-loai-tinh-dau-da-nang-co-su-dung-trong-gia-dinh/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=5-loai-tinh-dau-da-nang-co-su-dung-trong-gia-dinh Thu, 24 Mar 2016 15:01:42 +0000 http://webtinhdau.com/?p=361 Danh sách của top 10 tinh dầu tinh chất có nhiều tác dụng hiệu quả và đa năng nhất. Những loại tinh dầu này là sự thay thế tự nhiên tuyệt vời để điều trị những bệnh thông thường chúng ta gặp ở nhà.

tinh dầu đa năng

Ảnh: Google Images

1. Tinh dầu oải hương (lavender)

Là một trong những loại tinh dầu đa năng nhất và nổi bật nhất, có khả năng chống khuẩn, chống viêm và chống trầm cảm. Tinh dầu oải hương được sử dụng trong phòng tắm, thuốc xịt, kem, dầu và nhiều hơn nữa. Tinh dầu oải hương với tác dụng an thần, cho cảm giác bình tĩnh và thoải mái, cho giấc ngủ sâu.

Pha vài giọt với dầu dẫn như dầu cám gạo và thoa lên cơ thể để chống muỗi, giảm stress. Đặt các gối nhỏ chứa tinh dầu oải hương trong tủ để chống mốc. Dùng khoảng 5 giọt để đốt khuếch tán và trị nghẹt mũi. Cho vài giọt lên gối để chống mất ngủ. Thêm vài giọt tinh dầu oải hương vào kem dưỡng ẩm mặt và cảm nhận sự phục hồi tự nhiên của làn da. Cho vài giọt vào nước cất hạt phỉ để chống mụn. Tinh dầu oải hương và bạc hà pha với dầu dẫn như dầu jojoba giúp trị nhức đầu. Thỉnh thoảng hít tinh dầu oải hương giúp xua tan sự buồn chán.

2. Tinh dầu ngọc lan tây (ylang ylang)

Tinh dầu ngọc lan tây giúp bạn thư giãn và giảm căng cơ bắp. Được khuyến khích sử dụng như là một chất chống trầm cảm. Cho vài giọt vào đèn đốt/máy khuyếch tán để giải tỏa lo âu, căng thẳng, stress, trầm cảm và khắc phục tình trạng tim đập nhanh, hơi thở gấp. Tắm tinh dầu ngọc lan tây cũng rất tốt khi mệt mỏi, kiệt sức và đặc biệt là mất ngủ. Nó cũng có tác dụng tốt khi bạn thấy kiệt sức. Tận dụng tác dụng làm cân bằng da của ngọc lan tây bằng cách kết hợp tinh dầu này với cream hay lotion chăm sóc da để giúp giải quyết tình trạng da quá khô hay da nhờn. Pha với dầu dẫn và mát-xa vào thái dương để trị nhức đầu.

3. Tinh dầu chanh / Cam hương (bưởi chùm) / Vỏ bưởi

Có tác dụng giúp làm mới tinh thần và cơ thể, giúp điều trị các triệu chứng cảm, bất ổn về tinh thần. Chỉ cần hít hương chanh là bạn có thể cảm nhận niềm vui ngay lập tức. Tinh dầu chanh có vô số cách sử dụng để mang lại niềm vui cho ngôi nhà, tâm trí và cơ thể bạn. Cho vài giọt tinh dầu chanh vào nước để thanh lọc. Cho vài giọt lên thớt nấu ăn để diệt khuẩn và khử mùi khó chịu. Khuếch tán vài giọt để mang lại niềm vui, hạnh phúc. Hít tinh dầu chanh để ngăn chặn cơn thèm ăn đồ ngọt. Cho vài giọt vào kem dưỡng da sẽ giúp mang lại làn da sáng. Hay cho vào dầu gội để cho mái tóc sáng đẹp. Pha với dầu dừa và mát-xa để giảm tình trạng mỡ thừa (cellulite).

4. Tinh dầu bạc hà (Peppermint)

Có khả năng thanh lọc và làm mát với hương thơm của tinh dầu bạc hà mạnh mẽ có thể tiếp thêm sinh lực cho bạn.

Trong lịch sử, bạc hà đã được sử dụng để trị hơi thở có mùi, xoa dịu các chứng khó chịu của bao tử, giảm đau bụng, đầy hơi, nhức đầu, khó tiêu, ợ nóng. Về mặt cảm xúc, bạc hà giúp xoa dịu sự giận dữ, sự mệt mỏi và trầm cảm. Cho vài giọt lên phía sau cổ và vai sẽ tiếp thêm sinh lực cho bạn suốt ngày làm việc. Xoa 1-2 giọt lên thái dương, trán hay vùng xoang (cẩn thận tránh tiếp xúc với mắt) giúp giảm đau xoang và nhức đầu. Khuếch tán tinh dầu bạc hà để bớt thèm ăn. Pha với dầu jojoba và thoa lên vùng bao tử khi bị khó chịu. Chà vài giọt lên bàn chân để giảm sốt. Dùng để bôi lên chỗ bị ngứa khi bị côn trùng cắn.

Hít tinh dầu bạc hà trước và sau khi tập thể dục để tăng sự phấn khích và bớt mệt. Khuếch tán trong phòng để tăng sự tập trung khi học hay làm việc. Để đuổi kiến, gián hay mấy anh bạn hay gặm nhấm, cho vài giọt bạc hà vào một cục bông gòn và đặt quanh lối di chuyển của chúng. Cho 4-5 giọt vào bình xịt nước và xịt lên cây để giết bọ chét.

5. Tinh dầu tràm trà (tea tree)

Có thể điều trị vi khuẩn, nấm, virus và kích thích hệ miễn dịch.

Bạn có thể cho vài giọt lên khăn ấm và hít để trị cảm, ho, cháy nắng, đau răng hay để kháng khuẩn. Cho 1 giọt lên cục bông gòn ẩm và thoa lên chỗ bị mụn, bạn sẽ nhanh chóng thấy được kết quả (nhớ làm ẩm cục bông gòn vì tinh dầu tràm trà nguyên chất có thể quá mạnh với da nhạy cảm).

Tinh dầu tràm trà cũng có thể trị gầu rất tốt, cho 3-4 giọt vào 1 chai dầu gội đầu tự nhiên, không hương (không nên bôi tinh dầu trực tiếp lên da đầu). Tinh dầu tràm trà có tác dụng rất tốt với các chứng nhiễm khuẩn qua đường hô hấp. Để giúp trị viêm xoang, cho vài giọt vào chậu nước nóng và xông trong khoảng 10 phút. Khi bạn cho vài giọt vào bình xịt và xịt sẽ giúp thanh lọc không khí và kháng khuẩn. Có thể cho vài giọt vào xà bông giặt để chống ẩm mốc đồ đạc.

WebTinhDau.com – ST –

]]>
361
Lợi ích của tinh dầu với sức khỏe con người https://tinhdauhana.com/loi-ich-cua-tinh-dau-voi-suc-khoe-con-nguoi/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=loi-ich-cua-tinh-dau-voi-suc-khoe-con-nguoi Tue, 20 Jan 2015 11:18:36 +0000 http://webtinhdau.com/?p=64 Nhân loại đã biết sử dụng các loại tinh dầu để chữa bệnh và nâng cao sức khỏe cách đây hàng ngàn năm từ những người Ai Cập cổ đại. Ngày nay, tinh dầu được sử dụng rộng rãi để xông hương, tắm, massage… như là một hình thức trị liệu.

Hình ảnh: Tinh dầu (Google Images)

Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá cây, thân cây, vỏ cây và rễ cây. Nó có tác dụng đến hệ thống sinh lý trong cơ thể một cách trực tiếp hoặc gián tiếp. Chỉ với vài giọt tinh dầu sẽ giúp cho việc tiêu hóa dễ dàng hơn, trong khi hít một chút tinh dầu oải hương sẽ giúp đầu óc thư giãn.

Tác dụng phổ biến nhất của tinh dầu là giúp có người sử dụng có cảm giác thư giãn và giảm căng thẳng, chống mất ngủ. Tinh dầu hoa oải hương (Lavender) là lựa chọn phổ biến nhất cho mục đích này. Một nghiên cứu tại bệnh viện Memorial Sloan – Kettering ở New York cho thấy sự cải thiện trong cảm giác hạnh phúc những bệnh nhân được điều trị bằng liệu pháp tinh dầu oải hương.

Một nghiên cứu khác công bố trên tạp chí Holistic Nurse Practice số tháng 3 năm 2008 cho thấy, những y tá sử dụng tinh dầu oải hương thì có tâm trạng căng thẳng ở mức độ thấp nhất. Ngoài oải hương, một số tinh dầu khác cũng được chứng minh có cùng tác dụng như phong lưc, hoa cúc và hoa cam.

Khả năng tăng cường tính miễn dịch của các loại tinh dầu cũng là một tác dụng được biết đến rộng rãi. Tinh dầu có thể được khuếch tán vào không khí để làm sạch và khử độc không khí một cách tự nhiên. Sự khuếch tán của tinh dầu có thể làm giảm số lượng các tác nhân gây bệnh trong không khí, giúp không khí xung quanh người dùng ít vi trùng hơn.

Ngoài ra, các loại tinh dầu có thể giúp cơ thể cải thiện cách thức đáp ứng lại với các tác nhân gây bệnh mà chúng ta gặp phải. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng hiệu quả kháng virus của các loại tinh dầu có được nhờ vào sự cải thiện khả năng của các tế bào lympho trong việc chống lại các tác nhân xâm nhập bằng cách tahy đổi màng tế bào của chúng ta để ngăn chặn virus xâm nhập vào. Một số loại tinh dầu có thể được sử dụng để ngăn ngừa nhiễm trùng như bạch đàn chanh, chanh và quế.

Tinh dầu cũng thường được sử dụng cho việc điều trị các cơn đau. Các loại tinh dầu có thể được sử dụng để làm giảm viêm, dùng để gây tê tại chỗ, giảm co thắt, và tạo một cảm giác mát lạnh hoặc ấm nóng tùy loại tinh dầu được chọn. Một ví dụ điển hình trong việc điều trị đau là các loại sử dụng khi mang thai và sinh con.

Từ lâu, các nữ hộ sinh đã sử dụng các loại tinh dầu để giúp sản phụ chống lại các cơn co thắt. Nghiên cứu cho thấy một bồn tắm hoa oải hương trước khi sinh có thể giúp cho quá trình sinh nở được thuận lợi và giảm được nhu cầu sử dụng thuốc giảm đau. Việc sử dụng các thuốc giảm đau cho người mẹ cũng trực tiếp ảnh hưởng đến em bé.

Một nghiên cứu đăng trên Tạp chí International Journal of Aromatherapy cho thấy sử dụng tinh dầu massage trị liệu trong các bài tập cho sản phụ bị suy thai đã giúp cho tim thai trở lại bình thường. Đau mạn tính và đau cấp tính không liên quan đến thai kỳ cũng có thể giảm được bằng cách sử dụng tinh dầu hoa oải hương (Lavender) cũng như hiền từ tô (Clary Sage), hoa cúc (Chamomile), kinh giới ngọt (Sweet Marjoram), gỗ đàn hương (Sandal Wood) và cỏ Vetiver.

Tóm lại, liệu pháp tinh dầu là một phương thức tự nhiên mang lại nhiều hiệu quả trong việc giảm căng thẳng, chống mất ngủ, chống nhiễm trùng và giảm đau… Khi chọn lựa một loại tinh dầu cho mục đích điều trị cần phải tìm hiểu kỹ tác dụng và đặc tính của mỗi loại tinh dầu cũng như những chống chỉ định liên quan đến nó. Những lợi ích về mặt sức khoẻ như trên chỉ là một vài nét chấm phá trong bức tranh tổng thể về lợi ích của tinh dầu và hy vọng người sử dụng tinh dầu sẽ mở ra nhiều khám phá mới về lợi ích của món quà mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta.

Theo Peroma

#lợi_ích_của_tinh_dầu #tinh_dầu

]]>
64
Tinh dầu oải hương – Lavender https://tinhdauhana.com/tinh-dau-oai-huong-lavender/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=tinh-dau-oai-huong-lavender Mon, 12 Jan 2015 23:05:14 +0000 http://webtinhdau.com/?p=21 Tinh dầu oải hương là một trong những loại có tác dụng nhiều nhất trong việc ổn định tinh thần của người dùng, giúp thư giãn tâm trí, cơ thể. Đây cũng là một loại tinh dầu có thể dùng linh hoạt trong các blend, xà phòng, trị liệu và các sản phẩm làm đẹp. Tinh dầu oải hương có mùi thơm nồng. Oải hương thuộc nhóm tinh dầu từ hoa.

Hình ảnh: Hoa và tinh dầu oải hương – Lavender

GG images

Nguồn gốc

Từ Lavender (oải hương) xuất phát từ tiếng La Mã, có nghĩa là rửa. Oải hương là một trong những hương liệu được người La Mã ưa chuộng nhất trong nghi thức tắm rửa hàng ngày. Cả người La Mã lẫn Hy Lạp đều đốt những nhánh con của cây oải hương để xua đuổi tà mà, ám khí. Oải hương là loài cây được người La Mã du nhập sang châu Âu.

Mô tả

Bụi cây với cành chắc, lá dài và hẹp, oải hương có hoa màu tím xanh, buông lỏng thành cụm dài. Sau khi cắt, cây được phơi khô và chưng cất bằng hơi nước. Tinh dầu oải hương có màu vàng nhạt và mùi thơm nồng.

Tác dụng trị liệu

Với tính an thần và bồi bổ hệ thần kinh, oải hương rất công hiệu trong việc tái lập quân bình cho hệ thần kinh và cảm xúc. Tinh dầu oải hương là hương liệu rất tốt để chữa trị chứng đau nửa đầu. Ngoài ra, với tính chất của một chất khử trùng, tinh dầu oải hương có thể được dùng để chữa nhiều chứng bẹnh ngài da, chứng nhiễm trùng phổi, đường ruột và đường tiết niệu. Oải hương là một loại tinh dầu đa dụng.

Công dụng

– Tăng cường cảm giác thư giãn, đẩy lùi sự lo lắng, sợ hãi.

– Cân bằng tâm trí và tinh thần.

– Làm sạch và cung cấp dưỡng chất cho các vết rạn nhỏ.

– Cân bằng da khi bị ảnh hưởng bởi ánh nắng mặt trời.

– Giảm stress, căng thẳng.

– An thần, giúp giấc ngủ sâu và ngon hơn.

– Hỗ trợ điều trị chứng rối loạn lo âu và các chứng bệnh liên quan.

– Giảm đau trong giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Sử dụng

Dùng để xông, tắm và mát-xa, xịt phòng cũng như nhiều công dụng khác. Nhỏ vài giọt tinh dầu oải hương vào miếng gạc ướp lạnh hoặc vào chậu nước nóng để xông giúp người sử dụng đẩy lùi chứng nhức đầu và đau nửa đâu. Pha tinh dầu vào nước tắm trước khi đi ngủ giúp bạn điều trị chứng mất ngủ.

Theo “Hương xạ liệu pháp”

#tinhdau #tinh_dầu #tinhdauoaihuong #tinh_dầu_oải_hương #oaihuong #oải_hương #lavender

]]>
414