TINH DẦU HANA https://tinhdauhana.com Fri, 17 Sep 2021 10:49:43 +0000 vi hourly 1 https://wordpress.org/?v=6.5.5 https://tinhdauhana.com/wp-content/uploads/2024/03/cropped-Logo-Hana-transparent-BG_greyscale-32x32.png TINH DẦU HANA https://tinhdauhana.com 32 32 194777578 Làm thế nào để kiểm tra phản ứng của cơ thể với tinh dầu https://tinhdauhana.com/lam-nao-de-kiem-tra-phan-ung-cua-co-voi-tinh-dau/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=lam-nao-de-kiem-tra-phan-ung-cua-co-voi-tinh-dau Fri, 28 Oct 2016 12:37:47 +0000 http://webtinhdau.com/?p=388 Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá, thân, vỏ và rễ cây, có tác dụng giảm căng thẳng, chống mất ngủ, dễ tiêu hóa, tái tạo năng lượng, làm đẹp cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng sử dụng được.

Cẩn trọng với tinh dầu giá rẻ

Tinh dầu được chưng cất từ hoa, lá cây, thân cây, vỏ cây và rễ cây. Chúng được dùng để ngửi, xoa bóp, đốt cây gỗ thơm trong nhà, xông… nếu đúng cách thì hương thơm của tinh dầu nguyên chất sẽ giúp bạn giảm căng thẳng, chống mất ngủ, dễ tiêu hóa, tái tạo năng lượng, làm đẹp cơ thể, tránh các chứng bệnh về thời tiết, tăng cường tính miễn dịch vì dễ khuếch tán làm sạch, khử độc tự nhiên trong không khí…

Phụ nữ sắp sinh thời xưa hay tắm trong bồn tắm hoa oải hương (hoặc tinh dầu hoa cúc, kinh giới ngọt, gỗ đàn hương…) để giảm các cơn co thắt, giúp sinh nở thuận lợi. Có nhiều loại tinh dầu, với hàng trăm hương thơm và tác dụng gián tiếp, trực tiếp khác nhau đến sức khỏe, qua đường hô hấp, qua da (massage, xông hơi) vào cơ thể.

Trên thị trường có nhiều loại tinh dầu giá rẻ, thường là hương liệu tổng hợp của Trung Quốc, Thái Lan, dùng lâu dài sẽ có hại cho sức khỏe. Qua tìm hiểu ở phố Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội), loại tinh dầu hương liệu thường đựng trong những can nhựa chỉ có tên mùi, không có hướng dẫn sử dụng, giá khoảng 400.000 đồng/lít. Các tư thương mua về chế vào lọ thủy tinh nhỏ bán 20.000-25.000 đồng/lọ 5 ml. Trong khi giá tinh dầu xịn tương đối cao: 299.000-599.000 đồng/lọ 10-15 ml.

Các nhà khoa học cho rằng, một số chất tạo mùi thơm có độc tính đối với cơ thể, như toluen, aceton, focmaldehit… vì có thể gây ung thư, dị tật bẩm sinh, vô sinh, gây tổn thương hệ thần kinh. Những sản phẩm có mùi càng thơm, hương lưu lâu lại càng có nhiều hóa chất.

Những người nào không nên dùng?

Theo bác sĩ Nguyên Bình, Khoa Tai – Mũi – Họng (Bệnh viện Việt Nam – Cu Ba), những người dị ứng mùi thơm khi tiếp xúc với hóa chất có mùi sẽ bị nhức đầu, buồn nôn, mệt mỏi, các chứng bệnh về hô hấp, hen suyễn thứ phát…, thậm chí kích động, mất định hướng, rối loạn hoạt động cơ. Đa số cơ thể không thể hiện phản ứng hương thơm trong thời gian ngắn, mà chỉ phản ứng khi bị tác động lâu dài, “tích” đủ lượng… thì sẽ gây tổn hại sức khỏe.

Những người có vết thương hở không nên bôi tinh dầu. Người có làn da nhạy cảm, dễ bị viêm, dị ứng… tránh dùng tinh dầu đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, tiêu đen, bạc hà.

Những người bị bệnh huyết áp cao không nên dùng tinh dầu khuynh diệp, hương thảo, cỏ xạ hương, cây bài. Những người bị huyết áp thấp thì tránh dùng tinh dầu oải hương, kinh giới ô, ngọc lan tây.

Nếu người từng và đang bị động kinh, thần kinh, thận cần tránh xa tinh dầu khuynh diệp, tiểu hồi, hương thảo, lá xô thơm, cây bách, hạt tiêu đen, cây thông, cây thìa là.

Người có vấn đề về tuyến tiền liệt tránh dùng tinh dầu melissa, thông… Những người mắc bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu melissa…

Phụ nữ có thai giai đoạn đầu không nên dùng bất cứ loại tinh dầu nào. Giai đoạn sau muốn dùng cần có sự chỉ định hoặc tư vấn của bác sĩ và pha chế thật loãng.

Tốt nhất trước khi dùng loại tinh dầu nào cũng nên hỏi ý kiến của chuyên gia.

Cách thử phản ứng tinh dầu

Khi bắt đầu sử dụng một loại tinh dầu mới, bạn nên thử phản ứng của tinh dầu với cơ thể để có thể đảm bảo được hiệu quả xông hơi, massage hoặc trị liệu.

Kiểm tra dị ứng tinh dầu cũng thực hiện đơn giản như kiểm tra dị ứng một số yếu tố khác như thức ăn, nước, mỹ phẩm… Bạn chỉ cần áp dụng trên một vùng da rất bé (thông thường là mặt trên khuỷu tay) với liều lượng vừa đủ.

  • Đầu tiên chúng ta cần pha loãng tinh dầu (tham khảo chi tiết về pha loãng tinh dầu) cơ bản là trộn tinh dầu với dầu nền theo tỷ lệ tầm 3-5%.
  • Cho 1-2 giọt tinh dầu sau khi pha loãng lên mặt trong khuỷu tay (không sử dụng tinh dầu trong danh mục nguy hiểm, không sử dụng dầu nền có thể gây kích thích/nhạy cảm).
  • Sử dụng một miếng dán urgo để che vùng da thử nghiệm tránh để nước vào.
  • Nếu trong thời gian ngắn bạn cảm thấy da bị kích thích, mẫn đỏ thì bạn đã bị dị ứng với loại tinh dầu đó. Lúc đó cần tháo urgo và rửa sạch vùng tay thử nghiệm bằng nước sạch.
  • Nếu trong 24h vùng da không bị kích thích, hay mẩn đỏ thì bạn hoàn toàn an toàn với loại tinh dầu đó.

(Tổng hợp)

]]>
388
Một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho người bị bệnh https://tinhdauhana.com/mot-so-luu-y-khi-su-dung-tinh-dau-cho-nguoi-bi-benh/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=mot-so-luu-y-khi-su-dung-tinh-dau-cho-nguoi-bi-benh Tue, 23 Feb 2016 09:21:17 +0000 http://webtinhdau.com/?p=347 Tinh dầu dần trở nên phổ biến trong cuộc sống hàng ngày với những lợi ích về sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Các loại tinh dầu sả chanh, oải hương, ngọc lan tây giúp tinh thần thư thái sau những giờ học tập và làm việc căng thẳng. Trong khi đó, khuynh diệp, tràm, bạc hà có thể dùng trong massage để giảm các cơn đau cơ khi luyện tập thể thao. Có thể thấy tinh dầu có rất nhiều lợi ích trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Tuy nhiên, việc sử dụng tinh dầu không đúng liều lượng, cách dùng có thể dẫn đến những phản ứng tiêu cực, đặc biệt là đối với người đang có bệnh trong người.

tinh dầu trị liệu

Ảnh: Google Images

Bài viết này cung cấp cho các bạn một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho người đang bị bệnh để có thể mang lại hiệu quả cao nhất.

  • Đối với người có làn da nhạy cảm, dễ bị dị ứng, tránh dùng đinh hương, gừng, khuynh diệp, cam, bạc hà, cây xô thơm.
  • Với phụ nữ có thai:
    • Giai đoạn 3 tháng đầu không nên dùng bất kỳ loại tinh dầu nguyên chất nào, chỉ nên dùng tinh dầu bạc hà để ngâm chân, giảm căng thẳng cho vùng bắp chân, đùi.
    • Giai đoạn sau có thể dùng các loại tinh dầu nguyên chất, tránh húng quế, đinh hương, cây bách, khuynh diệp, cam ngọt, cỏ chanh, nhài, hoa cam, Melissa, hương thảo, kinh giới, hoàng đàn, xô thơm. Các bà bầu nên sử dụng tinh dầu Cúc la mã, phong lữ, oải hương, chanh, cam, quýt, hoa hồng với lượng pha chế thấp, dưới 2% cho massage hoặc tắm.
    • Người huyết áp cao tránh dùng khuynh diệp, hương thảo, xạ hương.
    • Người huyết áp thấp tránh dùng oải hương, kinh giới, ngọc lan tây.
    • Đối với những người có vấn đề về tính cách nên tránh dùng hạt tiêu đen, cam ngọt và các loại tinh dầu thuộc giống cam, quýt.
    • Đối với những người đã hoặc đang bị động kinh, tránh dùng khuynh diệp, hương thảo, xô thơm.
    • Với bệnh tuyến tiền liệt, tránh dùng tinh dầu Melissa, thông.
    • Bệnh tăng nhãn áp nên tránh dùng tinh dầu Melissa.
  • Những người da dầu nên tránh dùng tinh dầu dừa để massage mặt, dễ gây bít lỗ chân lông, nhờn rít và nổi mụn.
  • Đối với người có vấn đề về tiêu hóa hoặc dễ có cảm giác đói nên tránh dùng tinh dầu bạc hà.
  • Với những người bị dị ứng mùi thơm hoặc có cảm giác buồn nôn, nhức đầu nên tuyệt đối tránh dùng tinh dầu khuếch tán.

Trên đây là một số lưu ý khi sử dụng tinh dầu cho những người bị bệnh. Khi bạn mới sử dụng tinh dầu, nên lựa chọn mùi hương ngọc lan, bạc hà, sả, gừng vì khó làm giả, nên bôi thử vào vùng da nhạy cảm như cổ tay để kiểm tra phản ứng của làn da với tinh dầu.

Chúc các bạn cảm nhận được hiệu quả tích cực khi sử dụng tinh dầu đúng cách!

WebTinhDau.com tổng hợp

]]>
418
Q&A – Sử dụng tinh dầu hỗ trợ điều trị cảm lạnh thế nào? https://tinhdauhana.com/qa-1-su-dung-tinh-dau-ho-tro-dieu-tri-cam-lanh-the-nao/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=qa-1-su-dung-tinh-dau-ho-tro-dieu-tri-cam-lanh-the-nao Tue, 05 Jan 2016 14:38:51 +0000 http://webtinhdau.com/?p=341 Mùa đông, khi tiết trời trở lạnh, bạn thường có xu hướng dễ mắc cảm lạnh, đặc biệt là những người có sức đề kháng yếu hoặc nhạy cảm với sự thay đổi thời tiết. Khi lỡ bị mắc cảm lạnh, bạn có thể không cần dùng đến thuốc kháng sinh mà chỉ cần sử dụng các loại tinh dầu để có thể giảm các triệu chứng khó chịu của đợt cảm mà lại không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ảnh: (Google Images)

Vì sao nên sử dụng tinh dầu điều trị cảm lạnh?

Thuốc kháng sinh có hiệu quả nhất thời trong việc điều trị cảm lạnh, khiến bạn cảm thấy dễ chịu sau khi dùng trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, việc lạm dụng thuốc Tây gây ra hiện tượng kháng thuốc. Như vậy, mỗi đợt cảm về sau, bạn sẽ phải dùng thuốc kháng sinh mạnh hơn, gây hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, dùng kháng sinh còn gây ra tác dụng phụ như buồn ngủ, mệt mỏi, sốc phản vệ.

Ngược lại với các loại thuốc kháng sinh, một số tinh dầu như bưởi, hương nhu, tràm, sả và bạc hà được coi như thần dược trong việc chữa trị bệnh cảm lạnh. Trong đó, tinh dầu sả giúp sát trùng, chữa cảm, long đờm rất hiệu quả. Hơn nữa, mùi hương nhẹ nhàng của sả chanh giúp người bệnh cảm giác thoải mái, vì khi mệt mỏi cơ thể con người rất nhạy cảm với các loại mùi. Tinh dầu hương nhu giúp cơ thể ra mồ hôi, giảm sốt nên có thể giúp người bệnh giải cảm. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà lại có tác dụng phục hồi cảm giác phấn chấn, giúp người bệnh không còn cảm giác uể oải và tinh dầu tràm lại hỗ trợ việc giữ ấm, tránh để cơ thể người bệnh bị cảm lạnh trở lại.

Sử dụng tinh dầu điều trị cảm lạnh thế nào?

Khi bị cảm lạnh, các bạn hãy áp dụng các cách dưới đây để phục hồi cơ thể một cách hiệu quả và an toàn nhất nhé!

  • Đưa chai tinh dầu nguyên chất (không sử dụng các loại hương liệu, dầu đốt…) đến gần mũi, hít sâu với từng bên mũi để các phân tử tinh dầu đi vào qua khu vực xoang. Bạn hãy chú ý tránh để tinh dầu chạm vào da, dễ gây cảm giác rát và khó chịu.
  • Lấy một bát nước nóng, nhỏ vài giọt tinh dầu sả chanh, tràm, bạc hà, hương nhu vào, (có thể sử dụng đèn xông tinh dầu, để nhiệt độ ở mức lớn nhất để nước luôn nóng), trùm khăn tắm hoặc chăn mỏng, xông khu vực mặt, mũi và há miệng để xông họng.
  • Xoa một chút tinh dầu quế hoặc tràm vào lòng bàn chân và khu vực phổi, massage nhẹ nhàng theo vòng tròn để giữ ấm cơ thể.
  • Sử dụng đèn xông tinh dầu để khuếch tán tinh dầu sả, quế, bưởi vào không khí trong phòng để làm sạch không khí, không những giúp phòng ngừa các virus gây cảm cúm mà còn tạo ra không gian thoải mái và thư thái.

Chúc các bạn có một mùa lạnh thật khỏe mạnh nhé!

Hana,

]]>
341
Dùng tinh dầu kích thích các luân xa https://tinhdauhana.com/dung-tinh-dau-kich-thich-cac-luan-xa/?utm_source=rss&utm_medium=rss&utm_campaign=dung-tinh-dau-kich-thich-cac-luan-xa Tue, 22 Dec 2015 10:14:30 +0000 http://webtinhdau.com/?p=333 Tinh dầu có thể góp phần vào việc thức tỉnh và thúc đẩy chức năng của các luân xa trong cơ thể bằng nhiều cách khác nhau như bổ sung năng lượng, giữ bình tĩnh, tăng cường chức năng đặc biệt của luân xa và cân bằng cơ thể.

Ảnh: tinh dầu & luân xa (Ellen M. Gregg)

Ảnh: Google Images

Bài viết này gợi ý một số tinh dầu có thể sử dụng nếu bạn muốn tăng cường chức năng của các luân xa riêng biệt. Các loại tinh dầu cho luân xa được đề xuất trong cuốn sách “Reference Guide for Essential Oils” và “Tinh dầu sử dụng cho luân xa” của Young Living.

  1. Base/ Root – Luân xa gốc
  • Quản lý hoạt động của các bộ phận xương sống, hệ xương, răng, móng tay, hậu môn, ruột thẳng, tuyến tiền liệt, hệ thống máu và tạo ra các tế bào.
  • Ảnh hưởng: sự sợ hãi, sự kính trọng, nỗi hoang mang, mối quan hệ gia đình và xã hội, lòng tin.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: gỗ tuyết tùng, đinh hương, hoắc hương, gỗ đàn hương.
  1. Sacral – Xương cùng
  • Quản lý hoạt động vùng xương chậu, cơ quan sinh dục, hệ thống chất lỏng trong cơ thể, thận.
  • Ảnh hưởng: sự thoải mái, ham muốn tình dục, các mối quan hệ thân mật, sự sáng tạo.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: gỗ đàn hương, ngọc lan tây, phong lữ, hoa nhài, cam, chanh, hoa hồng, vanilla.
  1. Solar Plexus – Đám rối dương
  • Quản lý chức năng gan, hệ thống tiêu hóa, bụng, lá lách, tỳ, hệ cơ, lưng dưới.
  • Ảnh hưởng: cái tôi cá nhân, sự tức giận, sự tự tin, cảm giác tội lỗi, sự lo lắng.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: quế, cây đinh hương, thì là, gừng, vỏ bưởi, chanh, sả chanh, quýt ngọt, hương thảo, oải hương.
  1. Heart – Trái tim
  • Quản lý hoạt động, chức năng tim, sự lưu thông máu, hệ miễn dịch, khung xương sườn, da, lưng trên và bàn tay.
  • Ảnh hưởng: sự hân hoan, nỗi buồn đau, thương tiếc, đam mê, khát vọng, sự cảm thông.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: cam ngọt, hoa hồng, cỏ thi, thông Scotland, chanh.
  1. Throat – Cuống họng
  • Quản lý hoạt động của hàm, cổ, họng, giọng nói, phổi, cánh tay.
  • Ảnh hưởng: sự thể hiện bản thân, phát triển ý tưởng, hoạt động giao tiếp, sự lĩnh hội, nhận thức.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: khuynh diệp, thì là, hoa cúc, cam, bạc hà, hương thảo, tràm trà, cỏ xạ hương.
  1. 3rd eye – Con mắt thứ ba
  • Quản lý hoạt động nội tiết tố, bán cầu não trái, mắt trái, mũi, tai, xoang, hệ thần kinh.
  • Ảnh hưởng: nhận thức, ước mơ, khát vọng, trí tưởng tượng, tầm nhìn.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: gỗ tuyết tùng, xô thơm, oải hương, cỏ thi.
  1. Crown – Vương miện
  • Quản lý chức năng của bộ não, bán cầu não phải, trung khu thần kinh, mắt phải.
  • Ảnh hưởng: sự tĩnh lặng, sự tin cậy, kết nối tâm linh.
  • Tinh dầu có thể sử dụng: hoa sen, hoa hồng, trầm hương, gỗ đàn hương.

Hana.Mala.Sense tổng hợp và dịch

]]>
333